Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Tho o voi an toan lao dong

TPHCM vẫn là địa phương có số người chết vì tai nạn lao động (TNLĐ) cao nhất nước, trong đó số người chết do an toàn lao động trong lĩnh vực xây dựng chiếm đến 64% số vụ. Mặc dù vậy, ý thức về an toàn lao động của người chủ sử dụng lao động, người lao động, kể cả cơ quan chức năng vẫn chưa thấy hết tầm quan trọng của nó, kể cả đang trong Tuần lễ quốc gia An toàn vệ sinh lao động - Phòng, chống cháy nổ lần thứ 14 (từ ngày 18 đến 24-3)… Trung Quốc hiện có 65 triệu căn hộ không có người ở. Phần lớn tập trung ở 10 khu dân cư mới mà người dân địa phương gọi là "đô thị ma" Tôi là một kỹ sư nông nghiệp ở miền xuôi lên công tác tại một tỉnh vùng cao Tây Bắc từ năm 2003. Tây Bắc là nơi sinh sống của phần lớn các dân tộc thiểu số như Thái, Mường, H'Mông...

Từ khóa liên quan

Động từ
  • bảo hộ lao động
  • lao động
  • che chắn
  • vệ sinh
Danh từ
  • công trường
  • công nhân
  • an toàn lao động
  • tai nạn lao động
Tính từ
  • chống cháy
Cụm từ
  • người đi đường
Từ chuyên môn
  • công trình xây dựng
Địa danh trong nước
  • TP HCM
  • Bình Tân
Tổ chức
  • UBND TP.HCM
  • Tân Tạo

Tin đọc nhiều

  • Khởi công xây đường vành đai 2 Nhật Tân-Cầu Giấy - Vietnam Plus 6209 lượt đọc
  • 'Nứt đập thủy điện do sai sót tất cả các khâu' - VnExpress 4873 lượt đọc
  • Năm 2012 đánh giá trữ lượng thật bể than 210 tỷ tấn - VnExpress 4629 lượt đọc
  • Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông:Đẩy nhanh... - Báo Tin tức 477 lượt đọc
  • Sau động đất, Thủy điện sông Tranh 2 tiếp tục uy hiếp... - Thiennhien.net 432 lượt đọc
  • Vụ nứt bờ đập chính Thủy điện Sông Tranh 2: Hàng trăm... - Đại Đoàn Kết 360 lượt đọc
  • Xây dựng cầu và đường dẫn phía nam cầu Nhật Tân - Báo Tin tức 317 lượt đọc
  • Chuyện ở xã đất đắt và nhiều nhà siêu mỏng như Hà... - CAND Portal 276 lượt đọc

Chưa có bình luận nào

Hãy đăng ký hoặc đăng nhập để tham gia bình luận.

Các bài mới

  • Xe chở thép lật nhào, tài xế may mắn thoát nạn - Dân Trí
  • Qua hai cửa nghiệm thu vẫn rò rỉ - SGTT
  • Khai trương Trung tâm Thông tin tiếp thị KĐT Ciputra - Hà Nội Mới
  • Tin vắn - Hà Nội Mới
  • Xã Hương Sơn (Mỹ Đức):Chú trọng đầu tư hạ tầng sản xuất và dân sinh - Hà Nội Mới

Các bài khác

  • Nhà đầu tư bãi đậu xe than phiền về thủ tục pháp lý - SaigonTimes
  • Xây đường vành đai 2 đoạn Nhật Tân - Cầu Giấy - Tuổi Trẻ - Địa Ốc
  • Dệt 'áo xanh' cho rừng Tây Bắc - VnExpress
  • Nứt đập thủy điện: EVN thừa nhận có lỗi kỹ thuật - VTC
  • Phim tài liệu Câu chuyện lãng phí: Điểm mặt sự vô cảm - Báo Phụ Nữ Online

Về đầu trang

Thông tin tiện ích

  • Lịch chiếu phim rạp
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Truyền hình

Dịch vụ

  • Nhúng tin vào trang web
  • Thống kê & So sánh báo điện tử

Báo Mới của tôi

Đăng nhập | Đăng ký | Quên mật khẩu

Chưa lưu bài nào Đăng ký tin thư

Chuyên mục của tôi

  • Chưa có chuyên mục nào
  • Tạo chuyên mục mới
  • Top chuyên mục tự tạo
  • Khôi phục chế độ mặc định

Lá số tử vi

Sư Tử (23/07-23/08)

Nếu bạn giúp đỡ một ai đó làm điều mà họ không thể làm, bạn sẽ không bị thiệt thòi đâu. Hãy biết cách tận dụng mọi cơ hội dù là nhỏ nhất để tiến lên. Tối nay cẩn thận với đồ ăn cay nhé, bụng dạ dễ bị bất ổn lắm đấy.

Tiếng Việt
  • Phiên bản Baomoi Lite
  • Đọc Báo mới trên Mobile
  • Có thể bạn chưa biết?
  • Nhúng tin vào trang web
  • Giới thiệu Báo mới
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Quảng cáo trên Báo Mới
  • Liên kết website
  • More news, less time - Baomoi English
  • Báo Mới trên Facebook
  • Báo Mới Blog

Việc tổng hợp và sắp xếp các thông tin trên Báo Mới đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Giấy phép số 46/GP-TTĐT cấp ngày 13/01/2012

Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ EPI .

Powered by ePi Technologies

Lao động không an toàn

Ngay sau khi UBND TPHCM phát động Tuần lễ quốc gia An toàn vệ sinh lao động - Phòng, chống cháy nổ lần thứ 14 tại KCN Tân Tạo, cách đó không xa chúng tôi ghi nhận đơn vị thi công cầu Bà Bộ (trên đường Nguyễn Cửu Phú, quận Bình Tân) không đảm bảo an toàn cho người đi đường. Cụ thể như không lập hàng rào che chắn công trình mà chỉ cảnh báo bằng những sợi dây ni lông, trong khi xe cộ đang tấp nập chạy qua đường tạm sát công trường rất dễ gây tai nạn.

Thi công nhếch nhác thiếu an toàn trên đường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thạnh.

Sang công trình xây dựng dân dụng tại hẻm 276 đường Đất Mới (quận Bình Tân), chúng tôi nhận thấy trên lầu 3, hai công nhân đang đứng vắt vẻo đóng cốp-pha nhưng không có dây đeo an toàn, không giày, nón và quần áo bảo hộ lao động.

Phía dưới đất, công nhân vận chuyển vật liệu lên tầng trên bằng tời thủ công được chống bằng 2 cây cừ nhỏ… Công trình xây dựng trên đường 32, khu biệt thự gần Công ty Pouyuen có 3 công nhân đang thi công trên cao nhưng cũng không có ai có thiết bị bảo hộ an toàn. Một công nhân mặc quần cộc, áo thun, chân đất đang cheo leo sửa giàn giáo trên tầng 3, nguy cơ tai nạn lao động dẫn đến chết người rất cao. Điều đáng nói là khi chúng tôi đang ghi hình, có một chiếc xe của lực lượng thanh tra xây dựng đi qua nhưng không có lời nhắc nhở nào (!?).

Tại công trình số 1003, Hậu Giang (quận 6), các công nhân đang đánh trần uốn thép và đóng cọc làm móng dưới bùn đất sinh lầy. Nguy hiểm hơn là công trình thi công đường cống thoát nước trên đường Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thạnh), chiếm gần hết diện tích mặt đường nhưng không che chắn. Công nhân không đầy đủ đồ bảo hộ lao động, công trường nhếch nhác, đất đá vương khắp đường vào tận nhà dân.

"Công trình nhếch nhác kéo dài đã lâu, đã không ít người đi đường bị té, nhưng nhà thầu vẫn không che chắn, vệ sinh công trường, cử người điều tiết giao thông. Người và phương tiện đôi khi phải đi xuyên qua công trường, luồn dưới máy xúc, máy cẩu để lưu thông, quá nguy hiểm!" - Nguyễn Thị Hồng, một người dân nơi đây, bức xúc.

Không chỉ các công trình xây dựng mất an toàn, mà các xưởng sản xuất cũng thờ ơ không kém. Tại xưởng cơ khí số 38C, đường Ao Đôi (quận Bình Tân), một công nhân đang hàn với tia lửa bắn tung tóe vào cả mấy chiếc xe gắn máy dựng bên cạnh. Tại xưởng cơ khí gần góc đường Hàn Hải Nguyên – Tân Hòa Đông (quận 6), khi người đi đường chờ đèn đỏ còn bị tia hàn văng vào người…

Mỗi năm có trên 1.000 vụ TNLĐ

Mặc dù số vụ TNLĐ chết người năm 2011 có giảm so với năm 2010 nhưng trên địa bàn TPHCM vẫn có 1.056 vụ TNLĐ, làm chết 82 người, 998 người bị thương (cao nhất nước). Ngoài ra, trong năm qua, TP cũng xảy ra 123 vụ cháy, làm chết 4 người và bị thương 22 người.

Phó Giám đốc Thường trực Sở LĐTB-XH TPHCM Lê Trọng Sang thừa nhận, con số trên cho thấy hiệu quả công tác phòng ngừa TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, sự cố cháy nổ trên địa bàn TP vẫn còn bất cập. Hiện vẫn còn khá lớn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh không biết hoặc chưa phổ biến, hướng dẫn pháp luật về bảo hộ lao động cũng như triển khai các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ. Quy mô hoạt động, tuyên truyền giáo dục, truyền thông về bảo hộ lao động không tương xứng với quy mô, số lao động đang làm việc trong đơn vị, doanh nghiệp. Trong khi đó, lực lượng giám sát, kiểm tra quá mỏng so với yêu cầu. Hiện nay, thanh tra sở chỉ có 60 người nhưng phải thực hiện thanh tra rất nhiều lĩnh vực, ngành.


HỒ THU

Trung tâm Khang Bách Thị, một ngày như mọi ngày Ảnh: Corbis
Có thể nói từ 10 năm nay, Trung Quốc là một đại công trường xây dựng bất động sản lớn nhất thế giới. Tính đến cuối tháng 10-2011, cả nước có 3,6 tỉ m² nhà ở được xây dựng nhưng chỉ mới bán được 709 triệu m². Cung vượt cầu quá lớn dẫn đến đẻ ra "đô thị ma" là điều không tránh khỏi.

Dubai của Trung Quốc

Về hiện tượng "bong bóng bất động sản" nói trên, giáo sư Patrick Chovanec thuộc Trường Đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh) giải thích: "Có ông thị trưởng nào chịu báo cáo không hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng 8% GDP mà trung ương ấn xuống? Tôi tin chắc là không có ai. Cách đạt chỉ tiêu đó dễ nhất là xây dựng cho nên ai cũng xây các khu đô thị mới".

Dubai là thành phố hiện đại giàu có bậc nhất ở vùng Vịnh Ba Tư nhờ nguồn lợi dầu thô. Ordos thuộc khu tự trị Nội Mông - Bắc Trung Quốc cũng là thành phố thuộc hạng giàu có nhất, nhì ở Trung Quốc.

Thành phố Ordos nằm trong một vùng đất cùng tên rất giàu có nhờ nguồn dự trữ than đá (1/6 của cả nước), khí đốt, dầu mỏ và đất hiếm khổng lồ. Các ngành kinh tế chủ yếu của Ordos là dệt (len Cashmere lừng danh thế giới), mỏ than, hóa dầu, điện và vật liệu xây dựng.

Năm 2009, theo số liệu của chính quyền Nội Mông, GDP tính trên đầu người của Ordos đạt 18.500 USD, vượt cả Bắc Kinh. Cái tên Ordos (nghĩa là cung điện, theo tiếng Mông Cổ) chính thức đặt cho thành phố và vùng đất này từ ngày 26-2-2001.

Câu chuyện đổi đời của Ordos bắt đầu cách đây 20 năm với hàng loạt công ty khai thác than ùn ùn đổ tới vùng thảo nguyên bao la Nội Mông lập nghiệp. Nhiều ông chủ trở thành triệu phú USD kể từ đó. Nông dân bán đất cho công ty than cũng trở thành triệu phú nhân dân tệ (NDT). Thị trường việc làm bùng phát, người dân vùng Ordos chẳng mấy chốc đạt 1,5 triệu người, trong đó có 650.000 người ở thành phố Ordos.

"Thành phố ma" Khang Bách Thị

Thế là lãnh đạo thành phố và các nhà đầu tư bất động sản hạ quyết tâm biến Ordos thành một Dubai của Trung Quốc với dự án xây dựng quận trung tâm mới - trên thực tế là một khu đô thị mới - mang tên Khang Bách Thị (Kangbashi) xây trên 20 km2 đất sa mạc nằm cách thành phố cổ Ordos 24 km. Theo quy hoạch, khu đô thị này là trung tâm chính trị, văn hóa và tài chính của Ordos có khả năng phục vụ đời sống của 1 triệu người khi hoàn tất.


Khang Bách Thị nhìn từ trên không. Hoành tráng, hiện đại nhưng vắng như chùa Bà Đanh. Ảnh: F.A.L

Tờ Bưu điện Thượng Hải buổi sáng cho biết dự án trên trị giá 6 tỉ NDT, tức gần 1 tỉ USD, ngay khi còn trên giấy đã thu hút người mua rất đông. Ông Trương Kiến Bình, ủy viên thường trực Ủy ban Chuyển dịch Nhà cửa Ordos, cho biết kể từ lễ động thổ năm 2006, mỗi người dân ở thành phố Ordos mua 3 đến 4 căn hộ ở quận mới. Tất cả đều là nhà đầu tư nhỏ mua đi bán lại kiếm lời vì giá nhà đất hứa hẹn tăng lên chóng mặt.

Ông Trương Nghĩa Xuyên, một cư dân Ordos lâu đời, xác nhận trên tờ Thời báo Hoàn cầu: "Nhiều người bỏ tiền ra mua một lúc nhiều căn hộ ở khu đô thị mới không phải để ở mà để đầu tư cho tương lai". Năm 2009, ông Trương Nghĩa Xuyên mua một căn hộ với giá 4.500 NDT/m2 (1 NDT = 3.304 đồng). Ông hy vọng sẽ kiếm được một khoản tiền lớn như mới đây ông Trương Kiến Bình khẳng định trên tờ Thời báo Trung Quốc rằng trong 6 năm qua, giá nhà ở Khang Bách Thị đã tăng lên 6 lần.

Đó là câu chuyện của mấy năm trước. Còn hiện nay, ông Trương Nghĩa Xuyên cảm thấy bất an. Vấn đề là không có người mua bởi giá quá cao. Vì vậy, hiện giờ Khang Bách Thị trở thành một "đô thị ma" – cụm từ này xuất hiện lần đầu trên tờ Nhật báo Trung Quốc cách đây 3 năm. Tuần báo Mỹ Time cũng gọi quận mới Khang Bách Thị là "đô thị ma hiện đại".

Biểu tượng "bong bóng bất động sản"

Phóng viên tờ Thời báo Trung Quốc xuất bản tại Bắc Kinh mới đây cho biết ngoài 2 khu dân cư xây dựng trước khi thiên hạ đổ xô đến mua nhà, hơn 70% căn hộ và cao ốc hiện có ở Khang Bách Thị không có người ở.

Hiện tại, theo ông Dương Thụy Bình, Trưởng Ban Tuyên giáo Khang Bách Thị, có khoảng 50.000 đến 70.000 người ở quận mới. Tuy nhiên, một công nhân vệ sinh họ Vương ở đây cho tờ Thời báo Hoàn cầu biết đó là cán bộ, công nhân viên nhà nước đến khu hành chính Ordos mới để làm việc. Tan sở, hầu hết trở về thành phố Ordos. Rất ít người ở lại Khang Bách Thị bởi không chịu nổi sự quạnh hiu, buồn tẻ của một thành phố không người.

Nhìn từ trên không, Khang Bách Thị không hổ danh là Dubai của Trung Quốc với những khu hành chính, văn hóa, thể thao, những khu vui chơi và khu dân cư cao cấp cực kỳ hiện đại. Tờ Bưu điện Thượng Hải buổi sáng cho biết hiện nay, chính quyền Ordos vẫn tiếp tục dự án xây dựng 1.000 cao ốc cao hơn 100 m. Hiện tại, người ta đang xây 100 cao ốc như thế. Ngoài ra, 4 khu dân cư cao cấp khác cũng đang được triển khai bất chấp triệu chứng "bong bóng bất động sản" có nguy cơ nổ tung nếu chính sách nhà ở không được điều chỉnh. Ordos - Khang Bách Thị được coi là "đô thị ma" lớn nhất trong số 10 "đô thị ma" ở Trung Quốc.

Kỳ tới: Thành phố chụp ảnh cưới


Đời sống kinh tế ở các tỉnh Tây Bắc còn gặp rất nhiều khó khăn. Cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp và phụ thuộc rất nhiều vào rừng như: nguồn lâm sản ngoài gỗ, khai thác nguồn tài nguyên từ rừng, phá rừng lấy đất làm nương canh tác nông nghiệp, chặt rừng lấy củi, gỗ để bán kiếm tiền mua gạo, lương thực.

Khu vực Tây Bắc gồm 4 tỉnh miền núi, trung du phía Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình. Tổng diện tích tự nhiên khoảng 3.737.670 ha, chiếm 11,5 % diện tích cả nước. Trong đó diện tích rừng và đất đồi núi quy hoạch phát triển lâm nghiệp là 2.804.444 ha, chiếm 75% diện tích tự nhiên. Tây Bắc là vùng núi cao, dốc nhất Việt Nam. Đây cũng là vùng đầu nguồn của các hệ sông lớn như sông Đà, sông Mã… có tiềm năng thủy điện lớn nhất cả nước. Hệ thống rừng nơi đây là mái nhà xanh có vai trò quan trọng trong việc điều tiết nguồn nước cho các nhà máy thủy điện; phòng chống lũ lụt, đảm bảo an toàn cho đồng bằng Bắc Bộ và Hà Nội.

Theo báo cáo của ngành lâm nghiệp từ năm 2000 đến năm 2008, tỷ lệ che phủ của rừng vùng Tây Bắc liên tục tăng từ 26,97 % (năm 2000) lên 39,49% (năm 2005) và 41,32% (năm 2008). Tuy nhiên, diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, địa hình cao dốc, chia cắt phức tạp; cơ sở hạ tầng (hệ thống giao thông, các cơ sở hạ tầng phục cuộc sống người dân…) còn nhiều khó khăn; mặt bằng dân trí thấp… đã ảnh hưởng đến phát triển lâm nghiệp của vùng. Thực trạng cho thấy, diện tích các đồi trọc, đất trống và đất do người dân phá rừng làm nương canh tác ngô, sắn… trên các tỉnh Tây Bắc rất lớn. Diện tích này cứ lan rộng theo tỷ lệ tăng trưởng dân và nhu cầu mưu sinh của họ. Đây là một vấn đề khiến các cơ quan quản lý Nhà nước gặp khó khăn trong việc bảo vệ tài nguyên rừng ở vùng Tây Bắc.

Gìn giữ màu xanh của núi rừng Tây Bắc. Ảnh minh họa

Việc canh tác nông nghiệp của người dân (đốt nương, dọn dẹp nương rẫy trong những tháng mùa khô) là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến cháy rừng. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng lại nhưng chưa có biện pháp xử lý nghiêm khắc vấn đề này. Mặt khác do sự phát triển kinh tế nên một số ngành công nghiệp như điện (nhà máy thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Nậm Chiến, Suối Sập (Sơn La), Huổi Quảng, Bản Chát (Lai Châu), khoáng sản Niken (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu), xi măng… cũng đã phá đi một số diện tích rừng làm nơi khai khác.

Diện tích rừng bị tàn phá trầm trọng khiến lũ lụt, thiên tai, lũ quét và sạt nở đất đá luôn xảy ra ở vùng Tây Bắc. Một câu hỏi được đạt ra là ý thức của con người? các giải pháp phát triển kinh tế bền vững như thế nào cho phù hợp với điều kiện và người dân ở vùng Tây Bắc?

Theo quan điểm của tôi, chúng ta cần giúp người dân biết tìm ra sinh kế bền vững: biết canh tác bền vững trên nương rẫy. Ngoài ra, người dân nên đổi mới cách chăn nuôi, quy mô hộ hoặc trang trại nhỏ hiệu quả; phát triển tốt tiềm năng các cây lâm sản ngoài gỗ như các nguồn cây thuốc, cây đặc sản của Tây Bắc và khai thác tốt tiềm năng du lịch sinh thái tại Tây Bắc… Vì một trái đất xanh, chúng ta nên dệt cho đất tấm áo màu xanh từ các chất liệu của tình yêu cuộc sống.

Từ ngày 27/2 đến 27/8, độc giả VnExpress có thể tham gia cuộc thi "Bảo vệ môi trường" dưới dạng bài viết, chùm ảnh, video mô tả thực trạng môi trường hư ô nhiễm không khí, nước...; đề xuất các sáng kiến bảo vệ hoặc nâng cao chất lượng môi trường; các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

Với bài dự thi là ảnh, độc giả gửi tối thiểu là 5 bức và tối đa 10 bức. Các bức ảnh cần có chú thích rõ ràng, dễ hiểu, có chú thích về địa danh, bối cảnh chụp. Chiều ngang của ảnh là 480 px. Dung lượng mỗi ảnh không vượt quá 10 MB. Đối với bài dự thi là clip, video, thời lượng tối thiểu 90 giây, thời lượng tối đa 3 phút, dung lượng dưới 100 MB.

Bài viết được thể hiện trên Word có độ dài không quá 1.500 từ, ảnh minh họa cho bài viết được gửi riêng, không "dán" vào Word và phải có chú thích rõ ràng cho ảnh.

Xem thể lệ cuộc thi chi tiết tại đây .

Gửi bài dự thi tại đây

Lê Văn Hà


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét