Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Thang 5 Nhap sieu khoang 700 trieu USD

* Xuất khẩu thuỷ sản đạt 2,3 tỷ USD Chiến lược đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông được kết nối đồng bộ đang tạo ra một diện mạo mới trong quy hoạch tỉnh Đồng Nai, góp phần đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa. 6 cư dân Keangnam trong đó có 2 trẻ nhỏ hoảng loạn, ngất xỉu vì bị nhốt trong thang máy giữa đêm tối mà không được cứu hộ khi sự cố mất điện xảy ra.



(SGGP). – Nhập siêu của Việt Nam tháng 5-2012 ước khoảng 700 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm, nhập siêu khoảng 622 triệu USD, bằng 1,45% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Cụ thể, tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 5-2012 ước đạt 9,1 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước khoảng 3,72 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 5,38 tỷ USD.

Tổng kim ngạch nhập khẩu tháng 5-2012 ước đạt 9,8 tỷ USD, tăng 841 triệu USD so với tháng 4; trong đó kim ngạch nhập khẩu của khối kinh tế trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài tương đương nhau, cùng đạt mức 4,9 tỷ USD.

Tháng 5: Nhập siêu khoảng 700 triệu USD

Chế biến cá tra xuất khẩu ở Cần Thơ. Ảnh: THÁI BẰNG

Xem xét kỹ các nhóm hàng hoá xuất – nhập khẩu, các nhà phân tích nhận định, nhập siêu trong tháng 5 chủ yếu do sự hồi phục của một số ngành hàng. Trong đó, các loại nguyên - phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may và da giày (ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam) có kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh từ 277 triệu USD trong tháng 4, lên mức 315 triệu USD; một số mặt hàng đầu vào khác như sợi dệt và nhất là vải cũng tăng đáng kể (lần lượt là 23 và 95 triệu USD).

Một số sản phẩm phục vụ cho các ngành sản xuất nông nghiệp và công nghiệp khác cũng có kim ngạch nhập khẩu tăng đáng kể: phân bón tăng 32 triệu USD, thuốc trừ sâu tăng 12 triệu USD; xăng dầu tăng 5 triệu USD, sắt thép tăng 52 triệu USD; các mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện tăng 276 triệu USD; máy móc, thiết bị và phụ tùng khác tăng 137 triệu USD…

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là kim ngạch của một số sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ lực sụt giảm: gạo và cà phê cùng bị sụt giảm 40 triệu USD so với tháng liền trước (tháng 4). Cùng kỳ, ngành công nghiệp ô tô, xe máy cũng bị giảm kim ngạch xuất khẩu 34 triệu USD.

Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, trong 5 tháng đầu năm 2012 các doanh nghiệp thuỷ sản xuất khẩu đạt 2,3 tỷ USD, tăng 9,8% so cùng kỳ năm 2011. Mặc dù kim ngạch tăng nhưng thực tế nhiều doanh nghiệp đang rất khó khăn, trong đó sức mua ở thị trường châu Âu giảm mạnh do ảnh hưởng suy thoái kinh tế. Cụ thể, giá trị xuất khẩu thuỷ sản sang Hà Lan giảm 10,9%; Đức giảm 26,4%; Italia giảm 16,3%...

Trước tình hình trên, nhiều doanh nghiệp thuỷ sản đã tự ý giảm giá bán cá tra phi-lê sang châu Âu từ 2,9 - 3,1 USD/kg xuống mức 2,6 USD/kg, nhằm đẩy mạnh số lượng tiêu thụ và thu tiền về nhanh. Vấn đề này đã tác động không nhỏ đến sức cạnh tranh của cá tra Việt Nam trên trường quốc tế.

Chiều 27-5, giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL đã giảm trở lại xuống mức 23.000 đồng/kg. Với giá này người nuôi lỗ từ 500 - 1.000 đồng/kg.

B.AN - A.BÌNH

Dong Nai xay dung nhieu du an giao thong trong diem

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã và đang triển khai xây dựng hàng loạt dự án giao thông trọng điểm quốc gia, từ đường bộ, đường sắt đến đường thủy và đường hàng không cùng nhiều dự án cấp tỉnh quan trọng khác. Những dự án này không chỉ tạo nên những bước chuyển biến tích cực, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh mà còn kết nối, trung chuyển cho toàn khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam và cả khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ.

Những dự án thúc đẩy phát triển kinh tế

Theo quy hoạch, từ nay đến năm 2015 các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do trung ương quản lý sẽ được triển khai xây dựng và đưa vào khai thác. Có thể kể đến là cầu Đồng Nai mới và tuyến hai đầu cầu. Đây là công trình đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông của cả TPHCM và Đồng Nai trong những năm tới. Quốc lộ (QL) 1A đoạn tránh Biên Hòa có chiều dài 17,4 km, điểm đầu tại khu vực nhà thờ Trà Cổ (Trảng Bom) và điểm cuối giao với QL51 có vận tốc thiết kế 80km/giờ. Sau khi xây dựng xong, sẽ giải tỏa áp lực lưu thông trên tuyến QL1A đoạn qua TP.Biên Hòa; đồng thời nối hệ thống giao thông khu vực với trục QL1, QL51, đường vành đai TP. Biên Hòa và sân bay Long Thành.

Riêng đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây dài gần 55km có tốc độ thiết kế 120km/giờ, đi qua các quận 2, 9 của TPHCM và các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Cẩm Mỹ, Thống Nhất của Đồng Nai. Đây là tuyến đường được kỳ vọng kết nối hoàn thiện hệ thống đường giao thông khu kinh tế trọng điểm phía Nam, tiến tới đẩy nhanh sự hình thành các khu đô thị vệ tinh của TPHCM như Biên Hòa, Nhơn Trạch, Xuân Lộc, Phú Mỹ.

Ngoài ra còn có thể kể đến các tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Dầu Giây - Phan Thiết, Dầu Giây - Đà Lạt, Bến Lức - Nhơn Trạch - Long Thành; cầu đường từ quận 9 sang Nhơn Trạch; tuyến đường vành đai 4 liên vùng kinh tế trọng điểm phía Nam… Sự hình thành các tuyến cao tốc, đường vành đai này sẽ rút ngắn hành trình từ Đồng Nai đi TPHCM, Vũng Tàu và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên… thúc đẩy giao thương, trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội và du lịch.

Bên cạnh các dự án về hạ tầng giao thông đường bộ, Đồng Nai đang phát triển tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu và kế hoạch nối mạng đường sắt Singapore - Côn Minh (Trung Quốc) có 50 km chạy qua địa phận tỉnh để hòa vào mạng lưới đường sắt Bắc – Nam. Ngoài ra hệ thống monoray Thủ Thiêm - Nhơn Trạch - Cảng hàng không quốc tế Long Thành đã được đưa vào quy hoạch giai đoạn 2010-2020 trong đồ án quy hoạch của Bộ Xây Dựng. Về đường thủy, thêm 6 tuyến đường thủy nội địa cũng đã được đầu tư phát triển từ nay đến năm 2015, bổ sung vào hệ thống giao thông đường thủy phong phú của Đồng Nai.

Như vậy, cùng với dự án sân bay quốc tế Long Thành, trong tương lai gần, Đồng Nai trở thành một trong những địa phương có hệ thống giao thông phát triển hoàn thiện với đầy đủ các loại hình bao gồm đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không.

Diện mạo mới trong tương lai gần

Chính những công trình trọng điểm quốc gia về giao thông của chính phủ đã tạo một lực đẩy cho sự phát triển chung của Đồng Nai và dần thay đổi diện mạo của địa phương này. Với 37 cụm khu công nghiệp trải dài khắp tỉnh, dân số trẻ ngày càng phát triển theo chiều sâu, Đồng Nai là vùng đất lành đầy hấp dẫn của giới đầu tư đến từ hơn 35 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, một con số không nhỏ nguồn lực đã được các nhà đầu tư dồn vào thị trường bất động sản vừa chớm nở ở nơi đây.

Nếu so với câu chuyện hóa rồng thành công của vùng đất đầm lầy, không có giá trị cao về kinh tế lẫn vị trí địa lý – Nam Sài Gòn nhưng nhờ được đầu tư hạ tầng giao thông bài bản và đồng bộ thì những thay đổi ở Đồng Nai trong thời gian tới được dự báo sẽ rất ngoạn mục.

Theo TTVN


(ĐVO)



Tối 23/5, cả 2 toà nhà chung cư cao cấp A và B của Keangnam bất ngờ mất điện toàn bộ. Sự cố khiến 6 cư dân bị mắc kẹt trong thang máy trong đó có 2 trẻ nhỏ. "Bác ơi, cứu cháu với" Keangnam được biết đến là chung cư cao cấp vào hàng bậc nhất của Việt Nam, được trang bị nhiều hệ thống hiện đại. Tuy nhiên, khi sự cố mất điện xảy ra, hệ thống điện dự phòng của toà nhà (Back up power) đã không phát huy tác dụng, toàn bộ toà nhà tối om, tất cả các thang máy và thang thoát hiểm đều không hoạt động và thiếu dưỡng khí. Điều đáng nói là sự cố mất điện diễn ra trong vòng nửa tiếng (từ 19h20 đến 19h45), cư dân bị mắc kẹt trong thang máy nhưng không hề nhận được sự trợ giúp, cứu hộ cần thiết từ lực lượng bảo vệ hay Ban quản lý toà nhà. Khi bị nhốt trong thang máy 25 phút giữa đêm tối, thiếu ô xy và không được trợ giúp, 6 cư dân thực sự hoảng loạn, không biết thoát ra bằng cách nào. Hai cháu bé bị mắc kẹt sống tại căn A4304. Người nhà 2 cháu bé cho biết, khi bị nhốt trong thang máy tối thui, do thiếu oxy nên 2 cháu nôn rất nhiều, sau một hồi kêu cứu, hoảng sợ, 2 cháu đã ngất xỉu, rất may sau đó có điện trở lại nên mới thoát ra được.

Cư dân Keangnam ngất xỉu vì bị 'nhốt' trong thang máy giữa đêm

Biên bản ghi lại sự cố mất điện đêm 23/5.


Ông Trần Xuân Trạch, Tổ trưởng tổ dân phố Keangnam cho biết, khi mất điện, có cư dân bị kẹt trong thang máy gọi điện cho ông kêu cứu nhưng toàn bộ 2 toà nhà đều tối om, ông không biết làm cách nào để giúp họ. "Nghe tiếng họ kêu cứu, bác ơi cứu cháu với mà tôi thót tim nhưng không biết họ bị kẹt ở thang nào, tầng nào. Tôi có hỏi họ, nhưng trong đó tối om nên họ cũng không biết gì cả, họ kêu rất khó thở. Tôi lo quá vì nghe thấy tiếng trẻ em khóc", ông Trạch nói.

Trong khi đó, chị L., cư dân sống tại căn B2906, cho hay: "Mẹ tôi phải ra sân bay  vào Sài Gòn 19h50, đợi mãi đến hơn 7h30 mà vẫn chưa có điện, tôi nghĩ chắc phải xách cái 2 vali đi cầu thang bộ xuống từ lầu 29. Cũng may là vừa mang ra cửa thì điện có lại, nếu trễ chút chắc chắn cả nhà tôi phải leo bộ từ tầng 29 tối om rồi và có thể không kịp chuyến bay nữa".

Quản lý Keangnam đóng cửa văn phòng, không tiếp cư dân

Ngay sau khi sự việc xảy ra, Tổ trưởng Tổ Dân Phố, công an khu vực và đại diện cư dân Keangnam đã có mặt tại văn phòng Công ty quản lý Chesnut, yêu cầu gặp lãnh đạo trực và lập biên bản ghi nhận sự việc, nhưng không nhận được sự hợp tác, thậm chí Quản lý Lee - người Hàn Quốc đã qua điện thoại, ra lệnh cho nhân viên không lập, không ký biên bản, đóng cửa văn phòng. Công an yêu cầu ông Lee có mặt để làm việc nhưng ông này cũng không tới.

Cư dân Keangnam ngất xỉu vì bị 'nhốt' trong thang máy giữa đêm

Trước đó, cuối năm 2011, do mâu thuẫn trong việc thu phí dịch vụ, Keangnam đã cắt thang máy, khoá cả thang thoát hiểm nhằm cô lập cư dân.
Ảnh: Minh Tùng


Hai ngày sau khi xảy ra sự cố nguy hiểm, vẫn chưa nhận được bất kỳ thông báo nào của Công ty Quản lý Chesnut, rất đông cư dân Keangnam đã tỏ ra rất bức xúc trước thái độ thờ ơ này.

"Tôi cũng từng bị kẹt trong thang máy do mất điện ở cơ quan. Toà nhà nơi tôi làm việc do Việt Nam xây, tương đối lạc hậu, ấy thể mà cũng chỉ mất 5 phút sau đã khắc phục được sự cố. Chỉ ở trong đó 5 phút thôi giữa cái cảnh tối om, điện thoại không liên lạc được tôi đã khóc oà vì sợ hãi.

Vậy mà có đến 6 người bị nhốt trong thang máy những 26 phút giữa cái toà nhà được mệnh danh là hiện đại nhất Việt Nam. Đơn vị vận hành toà nhà đã phản ứng quá chậm. Đã thế lại còn ra lệnh đóng cửa văn phòng, không lập biên bản, từ chối làm việc với tổ dân phố và công an phường khi có sự cố. Như vậy nghĩa là gì? Khi cố sự cố xảy ra, KN và CN sẵn sàng hành xử theo kiểu bỏ mặc cư dân, đúng là vô trách nhiệm và vô văn hoá" một cư dân sống tại căn A1404 phẫn nộ.

Một số người tỏ ra lo lắng khi hệ thống điện dự phòng của toà nhà (Back up power) đã không hoạt động. "Hệ thống điện dự phòng không hoạt động khi sự cố xảy ra là rất nguy hiểm và cũng khiến tôi hoài nghi về các hệ thống cao cấp khác của Keangnam. Nếu hệ thống chữa cháy tự động (sprinkler systems) cũng không hoạt động thì mãi mãi không còn có cơ hội nào sửa sai nữa. Tôi đành tự cứu mình trước khi trời cứu nên vừa phi ra Yết Kiêu mua một số thiết bị cứu hoả. Hy vọng có nhưng không bao giờ phải dùng đến nó", cư dân sống tại căn A4311 lo lắng nói.

Ngày 25/5, Ban đại diện lâm thời của cư dân đã có công văn gửi tới Keangnam yêu cầu làm rõ các vấn đề liên quan đến sự cố vừa qua. Ban đại diện cho rằng, hệ thống dự phòng kỹ thuật của toà nhà đã và đang không hoạt động ổn định, có nguy cơ tiềm ẩn rất lớn đến cuộc sống của hàng ngàn con người. Tinh thần trách nhiệm và thái độ của Lãnh đạo công ty quản lý là không tốt.

Đang đọc nhiều:

Còn nhiều đại gia mua dâm người mẫu như Hồng Hà? Đại gia Trung Quốc 'chơi bẩn' với siêu xe Đổ xô 'gom' vàng nếu giá dưới 41 triệu/lượng Samsung Galaxy S III sẽ 'cháy' hàng ở Việt Nam 'Đột nhập' xưởng sản xuất siêu xe McLaren MP4-12C Rò rỉ ảnh nóng về 'tân' siêu du thuyền lớn nhất thế giới Khi đại gia 'cuồng' sex Sự thật về quảng cáo của Techcombank trên website cuopgiethiep Trần tình của con 'quan' Hải Dương về khối BĐS đồ sộ 5.000 m2 Viettel kiếm hơn 4.000 tỷ đồng/tháng Đại gia Việt dùng vàng 9999 tự 'độ' Phantom rồng? Choáng ngợp với những toà bất động sản khủng của 'ông lớn' Việt Man rợ 'thú bổ dưỡng' của đại gia Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét