Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Tin them vu dap Thuy dien Song Tranh 2 bi ro ri nuoc

(Dân Việt) - Ngày 20.3, ông Trần Văn Được - Phó Tổng Giám đốc EVN và lãnh đạo Ban Quản lý dự án Thủy điện 3 - chủ đầu tư của Thủy điện Sông Tranh 2 (Bắc Trà My, Quảng Nam), đã có mặt tại đập chính Thủy điện Sông Tranh 2 - nơi xuất hiện những vết nứt gây xì nước. (VTC News) – Nhận định được GS.TS Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hội cơ học Việt Nam, Trưởng bộ môn cơ sở Kỹ thuật Thủy Lợi Khoa XD Thủy lợi-Thủy điện, ĐH Bách Khoa Đà Nẵng đưa ra xoay quanh hiện tượng nước chảy qua thân đập thủy điện Sông Tranh 2. (HNM) - Hệ lụy của phát triển làng nghề (LN) một cách tự phát là nạn ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Để từng bước khắc phục ô nhiễm, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT quy định về bảo vệ môi trường LN, gắn trách nhiệm giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.

Theo ông Được, đoàn công tác của EVN đang đi kiểm tra các điểm xì nước, và chưa thể khẳng định nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này. Trước mắt, đơn vị sẽ cho khoan các lỗ bơm hóa chất vào vết nứt để thu hồi nước...

Trả lời phóng viên NTNN, ông Chu Quang Tuấn- Chánh Văn phòng Tổng Công ty Xây dựng Thủy lợi 4, đơn vị thi công Thủy điện sông Tranh cho biết: Để có kết luận chính thức về nguyên nhân và giải pháp khắc phục sự cố phải có việc đánh giá của một Hội đồng khoa học, trong đó có tính đến cả yếu tố của trận động đất vừa qua tại đây.

Trong khi đó, ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My - cho rằng: Những giải thích này chỉ là những ý kiến chủ quan, chưa thể làm chúng tôi tin tưởng và an tâm. Chúng tôi đang có công văn đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam kiến nghị với các cơ quan chuyên môn ở T.Ư, các nhà khoa học chuyên ngành vào cuộc để có nghiên cứu thẩm định và kết luận cụ thể về sự cố này.

Trương Hồng - Bảo An


Bên cạnh đó, hiện tượng nước chảy ra ở 3 vị trí hạ lưu đập là các vị trí khe nhiệt được bố trí đều trên toàn tuyến đập, xuyên suốt từ thượng lưu về hạ lưu, không phải khe nứt như báo chí đã thông tin. Các khe nhiệt được thiết kế bố trí và thi công đều trên toàn tuyến đập với mục đích nhằm triệt tiêu ứng suất nhiệt gây nứt bê tông trong suốt quá trình thi công và vận hành công trình sau này. Các vấn đề kỹ thuật hoàn toàn không ảnh hưởng đến an toàn và ổn định của công trình.

Để rõ hơn sự việc, ngày 20/3, VTC News có cuộc trao đổi với GS.TS Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hội cơ học Việt Nam, Trưởng Bộ môn cơ sở Kỹ thuật Thủy Lợi Khoa XD Thủy lợi-Thủy điện, ĐH Bách Khoa Đà Nẵng về hiện tượng trên.

Sự cố bất thường và nguy hiểm!

- Xin ông cho biết quan điểm về nội dung văn bản số 169/BC-DATD3 của Ban QLDA Thủy điện 3 gửi các cơ quan báo chí về sự việc đập Thủy điện Sông Tranh 2 bị sự cố chảy nước ở phía hạ lưu ?

- Tôi khẳng định đây là dấu hiệu của một sự cố bất thường xảy ra với thân đập thủy điện Sông Tranh 2. Theo quan sát, hiện tượng nước chảy trên thân đập này rất nguy hiểm, lại tập trung tại 2 khe gắn liền với cửa tràn xả lũ. Trong khi đó, đập phải được chống thấm, không cho phép nước thấm qua thân đập. Nước thẩm thấu phía thượng lưu của đập phải được dẫn chảy qua hệ thống hành lang rồi thu bằng ống xả về hạ lưu nhằm giữ cho thân đập không bị thấm nước, đảm bảo an toàn và tuổi thọ cho công trình.

Theo GS.TS Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hội cơ học Việt Nam, hiện tượng là sự cố bất thường và rất nguy hiểm nếu không xử lý tận gốc

- Với số liệu lưu lượng nước chảy 30 lít/giây qua các vị trí được Ban QLDA Thủy điện 3 đưa ra là nằm trong tiêu chuẩn cho phép như vậy có đúng không?

- Quan điểm như vậy là không đảm bảo kỹ thuật. Việc lưu lượng 30 lít/giây nếu chảy đều thân đập là chuyện khác có thể tạm chấp nhận. Nhưng đối với trường hợp này, nước chảy nhiều, tập trung tại một vị trí là không bình thường và rất nguy hiểm. Đó là chưa nói đến dấu hiệu nước chảy bất thường tập trung tại 2 khe gắn liền với họng tràn xả lũ làm ướt gần như toàn bộ thân đập phía hạ lưu.

Trong khi đó, nguyên tắc đối với đập bê tông cũng như tất cả các loại đập khác đều không cho phép nước thấm qua mà nước phải được gom qua hệ thống hành lang được thiết kế sẵn ở thượng lưu và chảy về hạ lưu bằng các ống thu xả.

- Ông đã thấy những công trình đập xảy ra sự cố tương tự như vậy chưa. Và đối với công trình đập có cho phép nước chảy như vậy không ?

Về nguyên tắc, không cho phép nước thấm qua thân đập để bảo đảm an toàn cho đập về phía hạ lưu. Còn trên thế giới, không có việc nước chảy như thế này và nếu có đều chảy theo ống được thiết kế sẵn theo quy trình rồi dẫn về hạ lưu.

Không loại trừ thân đập bị sự cố?

- Những hiện tượng đang xảy ra với thân đập thủy điện Sông Tranh 2 sẽ dẫn đến những nguy cơ gì ?

Đây là vấn đề lớn. Nếu không có dư chấn thì tình trạng nước ngấm vào thân đập gây ăn mòn, hư hỏng kết cấu bê tông thân đập dẫn đến ảnh hưởng tuổi thọ của đập. Như đã biết, thân đập thi công bằng bê tông mác 250 phía bên ngoài và mác từ 150-170 đối với thân đập nên khi ngậm nước lâu ngày, cùng áp lực cột nước phía thượng lưu sẽ ngấm vào bê tông thân đập, làm bục vữa, ăn mòn bê tông như hiện tượng thân cây bị mục vậy.

Đó là điều kiện bình thường, không có sự cố xảy ra. Còn nếu điều kiện có chấn động, hay vào mùa mưa lũ có mưa siêu tầng suất thì sự an toàn cho đập là rất nguy hiểm.

- Theo ông, nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do sự cố ở bộ phận nào của đập ?

Với những gì đang xảy ra, theo tôi không loại trừ việc thi công và sử dụng vật liệu tại các khe nhiệt không đảm bảo hoặc thân đập đang có vết nứt do chấn động trước đó. Trong quá trình làm việc, các khe nhiệt bị mở rộng nên nước mới có thể thẩm lậu qua rồi chảy về hạ lưu mà không đi theo các hành lang thu nước theo đúng quy trình.

Nếu giả thuyết này xảy ra thì đây là vấn đề lớn đối với tuổi thọ công trình thủy điện này cũng như tính bền vững của dự án. Sự cố sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ đập nếu xuất hiện dư chấn hoặc có mưa siêu tầng suất nếu như không được sớm khắc phục.

Theo GS.TS Nguyễn Thế Hùng, đây là cách xử lý bất hợp lý và không đảm bảo, việc xử lý cần thực hiện tận gốc, ngay từ phía thượng lưu.

- Ông nhận xét như thế nào về cách xử lý hiện tại đối với sự cố đang diễn ra tại thân đập ?

Đây là cách xử lý bất hợp lý và không đảm bảo. Việc xử lý cần thực hiện tận gốc, ngay từ phần thân đập phía thượng lưu. Nếu không xử lý tận gốc, việc chặn dòng nước chảy ra phía hạ lưu như hiện tại sẽ vô tình tạo nên một túi nước ngay giữa thân đập, khiến tình trạng thẩm lậu vào bê tông thân đập nhanh hơn. Như vậy càng nguy hiểm.

- Vậy với những gì đang diễn ra, các cơ quan liên quan cần có động thái gì khi nguy cơ này là có thể xảy ra ?

Trước đây đã có những trận động đất tại khu vực nên đối với kết cấu bê tông đập này sẽ rất nguy hiểm. Chấn động sẽ tạo ra những dao động khác nhau trong chính thân đập và áp lực dao động nước và tùy theo mức độ mà có thể phá vỡ công trình. Có thể tình trạng hiện nay chưa đến mức đó, nhưng tương lai thì cần nhanh chóng xem lại. Và cần nhất là có lẽ chính vì vậy, các cơ quan liên quan cần kiểm tra, khảo sát cụ thể không chỉ đối với thân đập mà cả đáy đập chứ không phải xử lý chắp vá như đang thực hiện.

Và có lẽ đến lúc các cơ quan chức năng cần tính đến biện pháp xử lý triệt để cũng như xây dựng tình huống vỡ đập, phương án di dời dân vì sự cố không xảy ra ngay trong vài ngày mà theo thời gian, tuổi thọ công trình xuống cấp, cộng với tác động của các yếu tố dư chấn, động đất, mưa siêu tầng suất...sẽ gây ra sự cố mà chúng ta không lường hết được. Nên cần nhất là xây dựng biện pháp xử lý sự cố, song song đó là đưa ra bài toán tình huống xấu nhất có thể xảy ra, giải pháp khắc phục, di dời dân....

Bửu Lân




Kết quả khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, hầu hết các LN hiện nay đều gây ô nhiễm do rác thải và nước thải không qua xử lý xả ra môi trường.


Cần đánh giá thực trạng ô nhiễm ở các làng nghề trên toàn quốc để có giải pháp khắc phục, cải thiện môi trường. Ảnh: Hoàng Long

Đất đai bị xói mòn, thoái hóa, chất lượng các nguồn nước suy giảm mạnh. Đặc biệt, diện tích nước mặt, đất canh tác trong các LN đã hoặc đang bị lấp dần bởi chất thải. Người lao động trong LN làm việc trong điều kiện chật hẹp, mức ô nhiễm cao.

Thống kê của Bộ NN&PTNT, cả nước hiện có hơn 2.900 LN, đều đang chật vật với gánh nặng về ô nhiễm môi trường. Tình trạng này tồn tại từ rất lâu, trở thành mối đe dọa môi trường sinh thái, sức khỏe cộng đồng dân cư và sự tồn tại, phát triển của chính các LN, tuy nhiên chưa có biện pháp khắc phục và giải quyết hiệu quả. Nguyên nhân ô nhiễm do công nghệ sản xuất ở các LN lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, các hộ không đủ năng lực tài chính và kỹ thuật để đầu tư cải tiến công nghệ và bảo vệ môi trường. Ở góc độ quản lý, chưa có cơ quan chủ trì quản lý môi trường ở các LN, hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý môi trường còn nhiều bất cập, chồng chéo, chưa phù hợp với đặc điểm LN.

Để khắc phục và hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường LN, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tích cực triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục và cải thiện ô nhiễm môi trường, trong đó dành 1.400 tỷ đồng xây dựng các dự án thí điểm xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường cho 8 loại hình LN gây ô nhiễm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng tại các tỉnh, thành phố như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Thái Bình, Thừa Thiên Huế… Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến, quan điểm của Bộ Tài nguyên và Môi trường là xử lý ô nhiễm phải bắt đầu từ việc ngăn chặn không để phát sinh thêm các điểm ô nhiễm mới. Trên quan điểm đó, Bộ TN-MT đã ban hành Thông tư 46/2011/TT-BTNMT quy định về bảo vệ môi trường LN. Đây được xem là cây "gậy" xử lý trách nhiệm của người gây ra ô nhiễm. Thông tư nêu rõ: Việc khắc phục ô nhiễm là trách nhiệm của người gây ra ô nhiễm. Các cơ sở sản xuất LN nhất thiết phải tuân thủ quy định pháp luật bảo vệ môi trường. Chính quyền cấp xã có trách nhiệm đôn đốc việc xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước, quy ước của LN. Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn đầu tư, xây dựng, vận hành, duy tu và cải tạo các công trình thuộc kết cấu bảo vệ môi trường LN địa phương mình trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện... Đồng thời, tổ chức kiểm tra, hướng dẫn cơ sở thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và xử lý vi phạm theo thẩm quyền... Cấp chính quyền huyện cần thực hiện việc quy hoạch, rà soát quy hoạch đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, tổ chức di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư... UBND các tỉnh, thành phố có trách nhiệm đánh giá mức độ ô nhiễm, xây dựng kế hoạch và đầu tư kinh phí thực hiện khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường...

Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến cho rằng, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường LN là một quá trình lâu dài, với lộ trình hợp lý và cụ thể. Do đó, các bộ, ngành trung ương, chính quyền địa phương và các cơ sở sản xuất LN phải vào cuộc quyết liệt, đồng bộ để lợi ích kinh tế song hành lợi ích bảo vệ môi trường.

Tại Hà Nội, 98% LN có từ 1 chỉ tiêu chất lượng không khí vượt quy chuẩn cho phép; 100% số lượng LN có từ 1 chỉ tiêu phân tích nước thải vượt tiêu chuẩn… Tại các LN chế biến nông sản thực phẩm, nước mặt nhiều nơi có hàm lượng COD, BOD5, NH4+, Coliform vượt hàng chục lần đến hàng trăm lần cho phép, nước mặt ở các LN dệt nhuộm cũng bị ô nhiễm nặng hàm lượng COD cao hơn cho phép 2-3 lần, BOD5 cao hơn 1,5 - 2,5 lần. Hầu hết các LN đều có hàm lượng bụi, nồng độ khí SO2 cao hơn tiêu chuẩn cho phép.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét