Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Mua, ban dat sai quy dinh

QĐND - Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 18-12-2011 đã đăng bài viết phản ánh về hàng loạt các sai phạm trong xây dựng cơ bản tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An. Sau khi báo ra, chúng tôi tiếp tục nhận được những phản ánh của người dân và phụ huynh học sinh về những sai phạm khác của trường, rõ nhất là việc mua, bán đất sai quy định. ANTĐ - Ngân hàng thế giới (WB) cảnh báo ngập lụt đô thị đã trở thành thách thức nghiêm trọng đối với các nước đang phát triển có thu nhập thấp và trung bình trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời kêu gọi chính phủ các nước xây dựng hệ thống quản lý nguy cơ lũ lụt gắn với quy hoạch thường xuyên của các đô thị. ANTĐ -Do lệ thuộc quá sâu vào hệ thống ngân hàng, bất động sản nhanh chóng rơi vào tình trạng ngắc ngoải khi bị nhà băng cắt nguồn tín dụng. Liệu tình hình này có được cải thiện trong năm 2012 hay các doanh nghiệp tiếp tục phải chịu đựng cơn khát vốn triền miên?

Hợp đồng mua đất ký ngày 25-8-1994, giữa Trường Trung học Sư phạm miền núi Nghệ An - nay là Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Nghệ An và Công ty Sách và Thiết bị trường học Nghệ An thỏa thuận: Công ty Sách và Thiết bị trường học Nghệ An chuyển nhượng cho Trường Trung học Sư phạm miền núi Nghệ An diện tích đất 5.750m2 với giá 350 triệu đồng, tại địa chỉ 80 Lê Hồng Phong, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Thể thức bàn giao và trao quyền sử dụng đất được tiến hành theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, Công ty Sách và Thiết bị trường học bàn giao cho Trường Trung học Sư phạm miền núi Nghệ An 4.160m2, phần đất còn lại công ty mượn cho công nhân, cán bộ ở, khi có điều kiện thì công ty bàn giao cho nhà trường sử dụng. Tuy nhiên, đến nay Công ty Sách và Thiết bị trường học vẫn chưa bàn giao 1.590m2 phần đất còn lại của giai đoạn 2 cho Trường CĐSP Nghệ An, việc tranh chấp về phần đất này vẫn còn tiếp diễn.

Việc Công ty Sách và Thiết bị trường học bán đất mà không thông qua UBND tỉnh là hoàn toàn sai trái. Trường Trung học Sư phạm miền núi Nghệ An bỏ 350 triệu đồng để mua phần đất quy hoạch của UBND tỉnh Nghệ An lại càng sai. Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Anh Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường CĐSP Nghệ An, khẳng định: "Việc mua bán là thỏa thuận của hiệu trưởng cũ và giám đốc công ty trước đây. Nếu Công ty Sách và Thiết bị trường học không bàn giao phần đất còn lại thì chúng tôi sẽ kiện ra tòa án".

Khu đất đang tranh chấp hiện là chỗ ở của 22 hộ gia đình công nhân viên của Công ty Sách và Thiết bị trường học Nghệ An.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Hoàng Trọng Kim, Giám đốc Sở Xây dựng Nghệ An cho biết: "Mua bán đất như vậy là trái quy định vì đây là đất quy hoạch của UBND tỉnh giao để phục vụ giáo dục, nếu không sử dụng hết thì phải trả lại cho tỉnh. Còn nếu muốn có đất để phục vụ giáo dục thì phải làm hồ sơ trình UBND tỉnh để tỉnh thu hồi phần đất đó rồi cấp lại. Chứ mua bán ngang như thế là hoàn toàn sai luật".

Theo thông tin mà lãnh đạo Trường CĐSP Nghệ An cung cấp, phần đất mà Công ty Sách và Thiết bị trường học chưa bàn giao này đang cho 22 hộ, là nhân viên của công ty ở, nay đã có 7 hộ tự ý bán phần đất mà họ đang ở nhờ cho người khác. Ngày 28-12-2011, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Trần Xuân Toàn, Giám đốc Công ty Sách và Thiết bị trường học Nghệ An, ông Toàn khẳng định: "Việc thỏa thuận mua bán giữa Trường CĐSP và Công ty Sách và Thiết bị trường học trước đây thuộc về quá khứ. Còn bây giờ, nếu Trường CĐSP muốn đưa sự việc ra tòa, thì tôi cũng mong như vậy để mọi việc được giải quyết nhanh hơn".

Xin được nói thêm rằng, diện tích đất nói trên đã được UBND tỉnh quy hoạch, giao cho hai cơ quan đều là đơn vị trực thuộc của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, để phục vụ cho công tác giáo dục. Tuy nhiên, khi trao đổi về vấn đề này, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cho biết: Sở đã có công văn gửi UBND tỉnh. Vụ việc này Sở cũng không giải quyết nổi.

Vậy là việc mua bán trái quy định của pháp luật kể trên đã trải qua gần 18 năm, nhưng vẫn chưa có hướng giải quyết và có thể còn kéo dài thêm nhiều năm nữa. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cần phải xem xét giải quyết dứt điểm vụ việc.

Bài và ảnh: HOÀNG TÙNG - THẾ SƠN


Bà Pamela Cox, Phó Chủ tịch WB phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đã giới thiệu trong buổi họp báo tài liệu: "Đô thị và ngập lụt: Hướng dẫn quản lý tổng hợp rủi ro ngập lụt đô thị trong thế kỷ 21" và cảnh báo, việc mở rộng đô thị luôn hình thành những khu dân cư nghèo, thiếu cơ sở hạ tầng và dịch vụ đầy đủ, khiến những khu vực này dễ bị ngập lụt.

Theo WB, lũ lụt là hiện tượng thường xuyên nhất trong các thảm họa tự nhiên ở Đông Á, Nam Á và Thái Bình Dương. Trong 30 năm qua, khoảng 40% số lượng các trận lũ lụt trên toàn thế giới xảy ra ở châu Á và hơn 90% dân số trên toàn cầu bị ảnh hưởng bởi lũ lụt là sống ở châu Á. Các nước có thu nhập thấp và trung bình ngày càng khó khăn hơn trong việc quản lý thảm họa lũ lụt đô thị và nó cũng gây thiệt hại nặng nề hơn, vượt xa so với thiệt hại lũ lụt thông thường, gây ảnh hưởng liên hoàn đến các hoạt động kinh tế mà trận lũ lụt tại Thái Lan hồi cuối năm 2011 là một bằng chứng.

Chuyên gia môi trường của WB Waraporn Hirunwatsiri cho rằng, cách hiệu quả nhất để quản lý rủi ro lũ lụt là áp dụng phương pháp tiếp cận tổng hợp cả hai biện pháp cấu trúc và phi cấu trúc. Bao gồm xây dựng hệ thống thoát nước và dẫn lũ, kết hợp đô thị xanh với vùng đất ngập nước và những vùng đệm môi trường, xây dựng hệ thống cảnh báo lũ lụt và quy hoạch sử dụng đất để chống ngập lụt. Ngoài ra, cần mở các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng về việc phòng chống và lập bản đồ những khu vực dễ bị ảnh hưởng do lũ lụt để có thể trợ giúp trực tiếp khi cần thiết. Để thực hiện giải pháp tích hơp này cần phải có sự phối hợp hiệu quả giữa các cấp của chính phủ, các cơ quan thuộc khu vực công, các tổ chức xã hội, giáo dục và khu vực tư nhân cũng như sự chỉ đạo mạnh mẽ và quyết liệt của các cơ quan chính phủ và chính quyền địa phương.

Cũng theo WB, vì nguy cơ lũ lụt không thể xóa bỏ hoàn toàn, nên cần thiết phải lập kế hoạch để nhanh chóng khắc phục hậu quả, đồng thời tái xây dựng cơ sở hạ tầng giúp cộng đồng an toàn hơn, có khả năng đối phó với thảm họa tốt hơn.

Nguyễn Hà (Theo The Nation, AlertNet)


Vừa thi công cầm chừng, vừa chờ đợi dòng vốn mới đổ vào dự án

Nợ xấu trong tầm kiểm soát

Hôm nay, 14-2, Ban chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản (BĐS) đã họp, mổ xẻ những nhược điểm trong công tác phát triển nhà ở và quản lý thị trường BĐS để tìm hướng đi hiệu quả trong thời gian tới. Nội dung được nhiều ý kiến đề cập nhất chính là tìm cách khơi thông dòng vốn trở lại với BĐS.

Nói về tình hình tín dụng BĐS, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Đồng Tiến cho biết, dư nợ tín dụng BĐS tính đến 31-12-2011 là 199,9 nghìn tỷ đồng, nhỏ hơn 9% tổng dư nợ của toàn hệ thống. Như vậy, trong năm 2011, dư nợ tín dụng của BĐS đã giảm 15% so với năm 2010.

Cũng tính đến 31-12-2011, số nợ xấu chiếm 3,52% dư nợ BĐS, tuy cao hơn so với nợ xấu của nền kinh tế nói chung là 3% nhưng rõ ràng xu hướng nợ xấu đã giảm. Ông Nguyễn Đồng Tiến cho rằng, nợ xấu BĐS vẫn trong tầm kiểm soát và xu hướng không đáng báo động như một số chuyên gia đánh giá.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, do nguồn vốn từ ngân hàng bị ngắt nên nhiệm vụ chính đặt ra trong năm 2012 là phải giải quyết được nguồn vốn để các doanh nghiệp tiếp tục duy trì, thực hiện dự án của mình. Hiện nay, Bộ Xây dựng đang phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính đề xuất các chính sách mới nhằm tìm kiếm thêm nguồn vốn cho xây dựng phát triển nhà ở. Hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, cùng với việc hoàn thiện mô hình Quỹ tiết kiệm nhà, cần tìm ra những mô hình mới, kênh huy động vốn mới. Lâu nay, BĐS đã đặt gánh nặng lên ngân hàng quá lớn. Vì thế, thị trường BĐS và chương trình phát triển nhà ở luôn ở tình trạng thiếu bền vững. Sau một thời gian bị quá tải, việc ngân hàng phải dừng cho vay BĐS là tất yếu. Hệ quả là sau mỗi lần khủng hoảng, thị trường cần thời gian rất dài để phục hồi.

Lãi thật, lỗ giả?

Nghi ngờ những lời kêu than về việc doanh nghiệp thua lỗ nặng khi thị trường trầm lắng kéo dài, Phó Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam nói: "Với mặt bằng giá hiện nay và sự sôi động của thị trường BĐS từ đầu năm 2011 trở về trước, việc doanh nghiệp BĐS phản ánh tình trạng thua lỗ là thiếu cơ sở, cần phải có rà soát, đánh giá để xác định thực trạng tài chính và nguyên nhân nếu có thua lỗ thật".

Khẳng định chủ trương chung là tiếp tục điều hành tín dụng theo hướng chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt và lĩnh vực đầu tư, kinh doanh BĐS vẫn bị xếp vào nhóm không khuyến khích, tuy nhiên, ông Nguyễn Đồng Tiến cho biết, Ngân hàng Nhà nước có nới tín dụng với những nhu cầu bức thiết của người dân và xã hội như xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, nhà ở công nhân; các công trình, dự án, nhà ở sắp hoàn thành và đưa vào bàn giao trong năm 2012; vay để phục vụ nhu cầu sửa chữa, mua nhà ở bằng nguồn thu nhập cá nhân...

Lãnh đạo NHNN Việt Nam nhận định, mặt bằng giá BĐS hiện nay quá cao so với khả năng của số đông người dân và so với giá trị thực của BĐS do bị làm giá, mua đi bán lại qua nhiều người trong giai đoạn trước đây. Do vậy, cần phải thận trọng khi tiếp thêm nguồn tài chính cho thị trường này. Bởi, nếu cho doanh nghiệp vay để hình thành dự án BĐS mới, tăng nguồn cung trên thị trường thì sẽ làm tăng tình trạng mất cân đối, đặc biệt là đối với các phân khúc nhà ở đang ở tình trạng thanh khoản kém.

Tương tự, nếu thoải mái cho vay mua BĐS, sẽ làm giá cả tăng lên. Hệ quả tiếp theo là các đối tượng cần hỗ trợ nhà ở sẽ càng khó khăn. Trong bối cảnh như vậy, cộng thêm tính minh bạch của thị trường thấp, sẽ chỉ có các nhà đầu tư có lợi. "Quan trọng hơn, nếu không kiểm soát cho vay BĐS, sẽ rất khó kiểm soát lạm phát và khó đưa lãi suất trở về mặt bằng thấp hơn hiện nay, kéo dài khó khăn cho nền kinh tế và đời sống nhân dân." – ông Nguyễn Đồng Tiến nói.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh yêu cầu phải xây dựng và đưa ra chính sách để phát triển nhà ở cho thuê. Hiện nay, nhiều quốc gia có tỷ lệ nhà cho thuê rất cao, lên tới 80-90%, nhà ở sở hữu cá nhân rất ít. Ông nói: "Phải thúc đẩy phát triển nhà ở cho thuê, phát triển các loại hình doanh nghiệp chuyên môn cung cấp nhà ở cho thuê."

Ngọc Khánh


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét